Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam và những cột mốc đáng chú ý

lich-su-hinh-thanh-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-va-nhung-cot-moc-dang-chu-y

Thị trường chứng khoán đã xuất hiện trên thế giới cách đây hàng thế kỷ, nhưng mới hình thành tại thị trường Việt Nam cách đây hơn 20 năm.

Mở đầu bằng việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam vào ngày 28-11-1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, 2 năm sau đó, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh khi Nghị định số 48/CP của Chính phủ được ký vào ngày 11-7-1998.

Lịch sử hình thành và những cột mốc đáng chú ý

Dấu mốc đầu tiên là ngày 28/11/1996 với việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (hiện tại ở 234 Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội). Hai năm sau, vào ngày 11/7/1998, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh sau Nghị định số 48/CP của Chính phủ. Đồng thời, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh - HOSE, tại số 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) được thành lập.

Ngày 28/7/2000 là phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam với 2 mã cổ phiếu duy nhất là REE (Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (Công ty Cổ phần SAM Holdings). Vào lúc này, mỗi tuần chỉ có 2 phiên giao dịch.

Ba năm sau, vào năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) được thành lập và ngày 8/3/2005 là ngày khai trường Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HSX tại số 2 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đến năm 2007, thời gian giao dịch chứng khoán được mở rộng từ 8h30 đến 11h, thay vì từ 9h đến 11h. 

24/6/2009, sàn Upcom, nơi giao dịch những cổ phiếu chưa đạt đủ tiêu chuẩn đi niêm yết trên 2 sàn giao dịch TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) đi vào vận hành.

6/2/2012, chỉ số VN30 ra mắt. Đây là nhóm những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn được triển khai trên sàn giao dịch TP.HCM (HOSE).

Đến tháng 9/2012, thời gian thanh toán được rút ngắn từ T+4 xuống còn T+3. T+ là chu kỳ thanh toán trong chứng khoán, T+3 nghĩa là phải sau 3 ngày nhà đầu tư mới hoàn toàn sở hữu chứng khoán đã mua, đồng thời sau 3 ngày nhà đầu tư mới có thể nhận lại tiền bán chứng khoán.

Dấu mốc tiếp theo là vào 15/1/2013, biên độ giao dịch (sàn - trần) được điều chỉnh. Với HOSE, biên độ là +/- 7% còn đối với HSX là +/- 10%.

Tháng 7/2013, cụ thể là 22/7/2013, thời gian giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE kéo dài tới 15h00 hàng ngày. 29/7/2013, thời gian giao dịch trên HSX được kéo dài tương tự, đồng thời thị trường chứng khoán được bổ sung các loại lệnh giao dịch mới như ATC, lệnh thị trường.

1/7/2015, sàn Upcom điều chỉnh biên độ giao dịch từ +/- 10% thành +/- 15%.

Tiếp đó, từ 1/1/2016, chu kỳ thanh toán T+3 được rút ngắn xuống thành T+2 và hiện vẫn đang duy trì tới thời điểm hiện nay.

Tháng 8/2017, chứng khoán phái sinh - một loại chứng khoán mới chính thức ra đời. 

Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong hơn 20 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua khá nhiều biến động, nhưng cũng đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, qua nhiều giai đoạn khác nhau.

2000-2005 đánh dấu khởi đầu của thị trường chứng khoán, hay còn được coi là giai đoạn chập chững tập đi. Trong suốt giai đoạn này, vốn hóa thị trường chỉ đạt mức trên dưới 1% GDP, gần như không có thay đổi gì nhiều.

Tuy nhiên qua giai đoạn bắt đầu từ năm 2006, khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007

Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2006 đánh dấu bước nhảy vọt mạnh mẽ khi đạt 22,7% GDP, con số thậm chí tiếp tục tăng mạnh tới mức trên 43% vào năm 2007.

Tất nhiên “có lên thì phải có xuống”, do ảnh hưởng của thị trường tài chính và nền kinh tế trong nước và thế giới, năm 2008 là một năm “thị trường buồn” với mức vốn hóa thị trường giảm mạnh, xuống còn 18% GDP.

  • Qua năm 2009, thị trường bắt đầu hồi phục nhẹ với vốn hóa thị trường đạt 37,71% GDP. Đi kèm với sự phục hồi này là sự gia tăng đáng kể của các công ty niêm yết trên thị trường.
  • Và tính đến thời điểm hiện tại, mức vốn hóa thị trường đã tăng thần tốc lên tới hơn 82% GDP, thể hiện sự bùng nổ của thị trường chứng khoán

 

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang và sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, các nhà đầu tư hãy nắm bắt cơ hội để tham gia vào thị trường trước khi chuyển qua giai đoạn bão hòa.

2020-06-18 00:31:00 3950 viewed