Chứng khoán phái sinh

Tổng quát về chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh (thuật ngữ tiếng Anh: Derivative) là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng thừa hưởng từ giá trị của một tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại... hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.

Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Chứng khoán phái sinh được chia làm 4 loại chính:

  • Hợp đồng quyền chọn: Là thỏa thuận pháp lý, trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã xác định trong hợp đồng một khoảng thời gian, hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
  • Hợp đồng tương lai: Là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung.
  • Hợp đồng kỳ hạn: Là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai, với mức giá được xác định trước tại ngày giao dịch.
  • Hợp đồng hoán đổi: Là thỏa thuận pháp lý, trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của công cụ tài chính của một bên, với dòng tiền của công cụ tài chính của một bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiện ở Việt Nam, thị trường phái sinh chủ yếu giao dịch hợp đồng tương lai dựa trên 2 loại tài sàn cơ sở chính:

  • Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu: Là hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số cổ phiếu VN30
  • Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ: Là hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa 5%/năm, trả lãi định kỳ cuối kỳ 12 tháng/lần, trả gốc 1 lần khi đáo hạn.

Tại sao nên chọn đầu tư phái sinh?

Khó khăn khi giao dịch trên cơ sở

Đầu tư phát sinh Giao dịch trên cơ sở
Cơ hội sinh lời khi thị trường giảm điểm. Công cụ đề phòng rủi ro, đầu cơ và đầu tư chênh lệch giá Thị trường tăng nhưng danh mục không sinh lời
Tổng số lượng HĐTL lưu hành không bị giới hạn Khó khăn trong việc lựa chọn mã, khó khăn trong theo dõi mã
Nhà đầu tư có thể tham gia vị thế bán HĐTL mà không cần phải sở hữu tài sản cơ sở của hợp đồng (Short Sell) Cơ chế giao dịch T+2
Đòn bẩy cao và không tính lãi margin Không có khả năng sinh lời khi thị trường giảm điểm
Mua bán TO: Khả năng giao dịch liên tục theo xu hướng thị trường. Lãi lỗ hiển thị real time: Thanh toán lãi lỗ trong ngày Không đủ vốn

So sánh giữa thị trường cơ sở và phái sinh:

Tiêu chí đánh giá Chứng khoán cơ sở Hợp đồng tương lai
Ngày giao dịch đầu tiên Ngày đầu tiên được niêm yết trên SGD chứng khoán Ngày đầu tiên HĐTL được niêm yết trên SGD chứng khoán
Khối lượng niêm yết Bị giới hạn bởi khối lượng đã phát hành của tổ chức phát hành Khối lượng niêm yết không hạn chế
Khả năng bán khống Không được phép bán khống Có thể tham gia vị thế bán bất cứ lúc nào
Ngày giao dịch cuối cùng Ngày trước khi chứng khoán cơ sở hủy niêm yết Ngày cuối cùng mã HĐTL có giá trị và được niêm yết
Chu kỳ thanh toán T+2 (cổ phiếu ) và T+1 (trái phiếu) Lãi lỗ được xác định hàng ngày
Hình thức thanh toán Chuyển giao vật chất Chuyển giao vật chất và thanh toán bằng tiền
Ký quỹ mua Khách hàng phải có đủ 100% tiền mặt để mua hoặc sử dụng dịch vụ margin do CTCK cung cấp Khách hàng bắt buộc ký quỹ theo tỷ lệ quy định để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán
Ký quỹ bán Khách hàng bắt buộc phải có đủ 100% chứng khoán để thực hiện giao dịch bán Khách hàng không cần phải có chứng khoán ngay tại thời điểm tham gia hợp đồng

Giới thiệu HĐTL chỉ số VN30

Chỉ số thị trường chứng khoán phái sinh ở VN chủ yếu xoay quanh VN30. Đây là một chỉ số thống kê, phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa và thanh khoản.

Tiêu chuẩn để cổ phiếu được lựa chọn vào rổ VN30:

  • Đủ thời gian niêm yết tối thiểu
  • Vốn hóa cao
  • Tỷ lệ free float
  • Thanh khoản cao

Các cổ phiếu VN30 được xem xét 6 tháng/ 1 lần dựa trên dữ liệu tính đến phiên giao dịch cuối cùng tháng 6 và tháng 12

Các HĐTL chỉ số VN30 mang những đặc điểm sau:

Đặc điểm HĐTL chỉ số VN30
Tên Hợp đồng HĐTL trên chỉ số cổ phiếu VN30
Mã hợp đồng VN30Fyymm
Trong đó: mm là tháng GD, tháng kế tiếp và tháng cuối của 2 quý tiếp
Tài sản cơ sở Chỉ số VN30
Hệ số nhân 100.000 đồng
Quy mô hợp đồng 100.000 đồng * (điểm chỉ số VN30 tương lai)
Ngày giao dịch cuối cùng Ngày thứ năm thứ ba trong tháng đáo hạn
Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng
Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng Là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL = chỉ số VN30-Index vào ngày giao dịch cuối cùng
Biên độ dao động ± 7%
Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối cùng của ngày giao dịch liền kề trước đó hoặc giá lý thuyết trong ngày giao dịch đầu tiên.
Giá tham chiếu do VSD quy định
Mức ký quỹ 17%

Phương thức giao dịch:

Phương thức giao dịch Khớp lệnh liên tục, định kỳ và thỏa thuận
Thời gian giao dịch KL định kỳ mở cửa (ATO, LO) 08:45 – 09:00
KL liên tục phiên sáng (LO, MTL, MAK, MOK) 09:00 – 11:30
KL liên tục phiên chiều (LO, MTL, MAK, MOK) 13:00 – 14:30
KL định kỳ đóng cửa (ATC, LO) 14:30 – 14:45
Thỏa thuận 08:45 – 14:45
Bước giá 0.1 điểm chỉ số (~ 10.000 đồng)
KL giao dịch tối thiểu 01 hợp đồng
Giới hạn vị thế
  • NĐT chuyên nghiệp: 20.000
  • NĐT tổ chức: 10.000
  • NĐT cá nhân: 5.000
Giới hạn lệnh 500 hợp đồng/lệnh
Lệnh giao dịch (Sửa/hủy lênh) LO, MOK, MAK, MTL, ATO, ATC (Sửa /hủy lệnh: tương tự Cơ sở)

Giao dịch phái sinh

Quy trình giao dịch

  • Mở tài khoản
    • Mở tài khoản chứng khoán cơ sở và phái sinh tại CTCK
  • Trước giao dịch
    • Nộp tiền vào tài khoản phái sinh.
    • Ký quỹ lên VSD: Tiền thực hiện giao dịch là tiền ký quỹ trên VSD
  • Trong ngày giao dịch
    • Đặt lệnh giao dịch
    • Lệnh được xác nhận và chuyển tới HNX
    • Yêu cầu bổ sung ký quỹ (nếu có)
  • Cuối ngày giao dịch
    • Lãi/lỗ được tính hàng ngày
    • Yêu cầu bổ sung ký quỹ hàng ngày (nếu có)

Sau khi mở tài khoản phái sinh, trước khi giao dịch, Khách hàng cần thực hiện ký quỹ tiền lên VSD và tiền này sẽ là tiền được sử dụng để giao dịch phái sinh.

Ký quỹ margin vs Ký quỹ phái sinh

Tiêu chí so sánh Ký quỹ margin Chứng khoán phái sinh
Định nghĩa Giao dịch ký quỹ là giao dịch mua chứng khoán của Khách hàng có sử dụng tiền vay của CTCK. Chứng khoán khác có trong tài khoản và chứng khoán mua được bằng tiền vay dùng để cầm cố. Ký quỹ là khoản đặt cọc trước khi tham gia hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tương lai.
Đối tượng ký quỹ Bên mua Bên bán và bên mua
Chi phí đòn bẩy Lãi vay margin do CTCK quy định Không có chi phí
Phạm vi áp dụng Không bắt buộc
Đây là dịch vụ do CTCK cung cấp cho Khách hàng có nhu cầu dùng sản phẩm ký quỹ margin
Bắt buộc phải thực hiện

Trong giao dịch phái sinh, KH bắt đầu giao dịch bằng cách mở vị thế mới (có thể là lệnh mua/bán) và kết thúc vị thế (đóng vị thế) bằng cách đặt lệnh tại vị thế đối nghịch với vị thế đang nắm giữ (Tổng số lượng hợp đồng của hai vị thế này bằng nhau).

Các trường hợp cần đóng vị thế:

  • NĐT muốn chốt lãi/lỗ
  • Số lượng vị thế nắm giữ vượt mức quy định
  • Không còn khả năng bổ sung ký quỹ theo yêu cầu/mất khả năng thanh toán.

Đến thời điểm đáo hạn mà NĐT vẫn giữ vị thế, cuối ngày đáo hạn, sau khi tính lãi/lỗ, vị thế tự động được đóng.

NĐT có thể tự tính lãi lỗ trong ngày bằng cách:

*Giá thanh toán cuối ngày sẽ do VSD công bố

  • Với những hợp đồng mới mở trong ngày

    Lãi/lỗ vị thế mở = (Giá thanh toán cuối ngày - Giá giao dịch) * Hệ số nhân * Số lượng hợp đồng

  • Với những hợp đồng nắm giữ qua ngày

    Lãi/lỗ vị thế đã có = (Giá thanh toán cuối ngày - Giá thanh toán cuối ngày liền trước/giá tham chiếu ngày TO) * Hệ số nhân * Số lượng hợp đồng

  • Với những hợp đồng đóng trong ngày

    Thay giá thanh toán cuối ngày bằng giá khớp của giao dịch đóng vị thế

Tương tự ký quỹ margin, ký quỹ trong phái sinh cũng có những mức cảnh báo sau:

  • Tỷ lệ Ký quỹ ban đầu (IM): tỷ lệ đặt cọc yêu cầu tối thiểu đối với từng sản phẩm CKPS (17%)
  • Giá trị ký quỹ yêu cầu (MR):giá trị ký quỹ tối thiểu mà khách hàng phải duy trì
  • Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ: là tỷ lệ tài sản ký quỹ đã được dùng trong các giao dịch phái sinh của nhà đầu tư tính trên giá trị tài sản ký quỹ thực có

Từ tháng 2/2019, ngoài phí giao dịch cho CTCK quy định, NĐT phải chi trả thêm các phí cho VSD và Sở HNX bao gồm:

Dịch vụ Quy định BTC
Phí giao dịch Chỉ số 2.700 VNĐ/1HĐTL/lượt
Trái phiếu 4.500 VNĐ/1HĐTL/lượt
Phí nộp/rút tiền ký quỹ 5.500 VNĐ/giao dịch (đã gồm VAT)
Phí quản lý vị thế (qua đêm) trả VSD 2.550 VNĐ/HĐTL/TK/ngày
Phí quản lý tài sản ký quỹ trả VSD
(Phí tính khi để tiền ký quỹ qua đêm tại VSD)
0,0024% giá trị lỹ kế số dư tài sản ký quỹ tại VSD/tài khoản/tháng
Tối thiểu 100.000 VNĐ/tháng
Tối đa 1.600.000 VNĐ/tháng
Thuế 0,1% *Giá chuyển nhượng từng lần
Giá chuyển nhượng từng lần = (Giá thanh toán HĐTL tại thời điểm tính thu nhập tính thuế x Hệ số nhân HĐ x tỷ lệ ký quỹ ban đầu)/2